Blog,  Tin tức

Khi nào thì nên nói tạm biệt trong tiếng Nhật một cách lịch sự

Như bạn đã biết, chào hỏi là một phần cơ bản và thiết yếu của bất cứ cuộc trò chuyện nào. Chúng ta đều biết chào hỏi là điều quan trọng để làm quen với mọi người, nhưng học cách chào tạm biệt cũng quan trọng không kém. Và điều này lại còn rất quan trọng ở một đất nước coi trọng lễ nghi như Nhật Bản. Vì vậy, hôm nay Thanh Giang sẽ cung cấp cho bạn các câu tạm biệt trong tiếng Nhật một cách lịch sự và khi nào thì nên dùng chúng.

Osaki ni shitsurei shimasu

Trước tiên, chúng ta có một câu chào khá dài, và nó được hiểu là “Tôi xin phép về trước nhé!”. Bạn không dùng câu nói này trong các cuộc trò chuyện thông thường với bạn bè, mà nó là một câu chào tạm biệt hàng ngày ở môi trường công sở.

Nói Osaki ni shitsurei shimasu khi bạn chuẩn bị tan làm là một cách lịch sự để đồng nghiệp và sếp của bạn biết rằng bạn chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc của mình.

Nghe có vẻ hơi ngại khi bạn xin phép đi về trước trong khi những người khác vẫn còn đang làm việc, nhưng đây chỉ đơn giản là một cách nói lịch sự thôi.

Otsukaresama Deshita

tạm biệt trong tiếng nhật

Tương tự như câu trên, đây là một cách chào tạm biệt đặc trưng dành cho một môi trường chuyên nghiệp. Nghĩa của câu nói này là “Bạn đã vất vả rồi”.

Bạn sẽ dùng câu nói này khi nào? Khi đồng nghiệp của bạn kết thúc một ngày làm việc và chuẩn bị ra về, họ sẽ nói “Osaki ni shitsurei shimasu” và bạn sẽ đáp lại “Otsukaresama Deshita”.

Đây cũng là một cách để bạn nói tạm biệt trong tiếng Nhật với ai đó sau khi bạn trò chuyện với họ, và họ vừa kể cho bạn nghe về điều gì đó cực kỳ khó chịu và mệt mỏi mà họ vừa giải quyết trong công việc.

Tanoshikatta Desu

Nếu bạn đang đi du học Nhật Bản và đi xung quanh khám phá đất nước xinh đẹp này. Trong lúc đó, bạn nhận được sự giúp đỡ từ một người Nhật ở trên đường. Họ giúp bạn tìm một địa điểm nào đó, hoặc bạn đang họ một điều gì đó hay ho từ họ, bạn có thể nói “Tanoshikatta Desu” để diễn tả rằng bạn thấy rất vui khi được dành thời gian với họ.

Bạn cũng có thể dùng câu này theo một cách khác để diễn đạt lời cảm ơn khi bạn chào tạm biệt họ. Nếu bạn bắt đầu có được một tình bạn với người này, thì khi tạm biệt họ, bạn có thể nói “Mata zehi”, tức là bạn mong muốn được gặp lại họ.

Ojama Shimashita

Khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà một ai đó, bạn nên sử dụng câu nói này. Nó có nghĩa là “Cảm ơn bạn đã tiếp đãi tôi”. 

Bạn cũng sẽ sử dụng câu nói này ở thì hiện tại khi bạn đến nhà họ. Đó là “ojama shimasu”, lúc này nó được hiểu là “Tôi xin lỗi vì đã làm phiền”.

Có vẻ hơi rối một chút phải không? Nhưng ở Nhật Bản, đây được coi như là một đặc ân khi được mời tới nhà của ai đó.

Mục đích của câu nói này là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với chủ nhà và hi vọng là bạn không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho họ.

Odaiji Ni

Câu này có nghĩa là “Chóng khỏe nhé!”. Và đúng như bạn đang nghĩ đó, câu nói này thường được dùng khi bạn tới thăm ai đó đang ốm, và bạn chuẩn bị ra về. Đây là một điều thông thường thể hiện bạn mong muốn họ nhanh khỏe lại. Chính vì thế nên nó cũng được xếp vào một trong những câu nói tạm biệt trong tiếng Nhật một cách lịch sự.

Ngoài ra thì bạn cũng sẽ được nghe câu này khi bạn rời khỏi cuộc hẹn với bác sĩ, nên đừng ngạc nhiên nha.

Ki wo tsukete

Câu nói này được dùng để đáp lại cho câu số 4 và 5, được hiểu là “Bảo trọng nhé!”. Nếu ai chuẩn bị về nhà sau khi đến thăm bạn, thì đây là lúc bạn cần sử dụng câu này.

Ở một tình huống khác, nếu bạn biết ai đó sắp phải đi đâu đó xa dưới điều kiện thời tiết khó khăn, bạn cũng có thể dùng câu này với họ để chúc họ an lành trên hành trình trở về nhà.

Genki de 

Nếu bạn đang tiễn ai đó đang trên đường đi du lịch hoặc nghỉ mát ở đâu đó thì đây là câu nói phù hợp nhất lúc này. Genki de nghĩa là “Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!”.

Tình huống nữa mà câu nói này được sử dụng là khi bạn của bạn chuyển sang một nơi ở mới, hoặc đồng nghiệp của bạn chuyển chỗ làm.

Về cơ bản, nó được dùng cho những trường hợp mà bạn sẽ không được gặp ai đó trong một thời gian dài và bạn muốn họ biết rằng bạn vẫn nhớ tới họ và chúc phúc cho họ.

Trên đây là toàn bộ bài viết về việc khi nào thì nên nói tạm biệt trong tiếng Nhật một cách lịch sự. Thanh Giang hi vọng bạn sẽ sử dụng tiếng Nhật chuyên nghiệp hơn sau bài viết này. Và nếu như bạn yêu ngôn ngữ cũng như mong muốn được du học Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với Thanh Giang để được tư vấn cụ thể nhé!

TƯ VẤN CHI TIẾT: LIÊN HỆ NGAY VỚI CÁC TƯ VẤN VIÊN CỦA THANH GIANG
Hotline: 091 858 2233

>>> Website: http://duhoc.thanhgiang.com.vn/
>>> Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage 
DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
>>> Có thể bạn quan tâm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *