Hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bao gồm những gì? Cần phải lưu ý gì khi công bố thực phẩm nói chung và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nói riêng? Bài viết dưới đây Oceanlaw sẽ giải đáp hết các thắc mắc dành cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Điều kiện để thực hiện thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Điều kiện của cơ sở:
Tổ chức thực hiện thủ tục công bố phải có đăng ký kinh doanh, có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đảm bảo đạt cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể phải có một trong các chứng nhận sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP)
Điều kiện của sản phẩm:
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu từ nước ngoài phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế do cơ quan nước xuất khẩu cấp để đảm bảo sản phẩm được lưu hành tự do tại thị trường nước xuất khẩu.
Sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

Thành phần hồ sơ công bố thực phẩm

  • Bản công bố sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (Hợp pháp hóa lãnh sự)

Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Tạm kết

Trên đây là thông tin hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khẻo, nếu như còn thắc mắc hay cần tìm hiểu thông tin chi tiết về trường hợp công bố thực phẩm của doanh nghiệp mình bạn có thể liên hệ với Oceanlaw theo hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc chi tiết nhất cho bạn.

Xem thêm: Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm