Tin tức

Trẻ bị táo bón lâu ngày nên làm gì?

Táo bón là một hiện tượng thường xảy ra với trẻ nhỏ. Do nhiều nguyên nhân, có thể do sữa bột bé đang uống không hợp, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc ít uống nước. Lâu ngày dần, táo bón trở nên nặng hơn bé đi phân ra máu, đầu phân bị khô. Vì vậy, bố mẹ cần phải có 1 ít kinh nghiệm để trị triệt để cho trẻ bị táo bón lâu ngày. Mời các bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây về cách trị tao bón cho trẻ:

1. Cách nhận biết trẻ bị táo bón lâu ngày

Bố mẹ nên quan sát để chắc chắn rằng bé có đang bị táo bón hay không. Bởi một số trẻ có thể đại tiện cách nhau 3 – 4 nhưng vì tiêu hóa tốt nên tiêu hóa hết thành phần sữa mà mẹ cung cấp. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị táo bón lâu ngày mà bố mẹ cần lưu ý để nhận biết chính xác:

  • Bé không đi đại tiện hoặc đi ít hơn 3 lần trong tuần.
  • Khi đi vệ sinh bé phải ưỡn người lên trên để rặn.
  • Phân khô, rắn và cứng như đất sét. Đồng thời phân tạo thành từng cục rời rạc nhỏ và có màu nâu sẫm.
  • Trong phân có lẫn cả máu.
  • Bé  biểu hiện mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn ít.
  • Bé thường dễ bị đau bụng, chướng bụng do thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể.
  • Thường xuyên xì hơi.

2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón

 

Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân. Nếu bé chỉ uống sữa công thức thì rất có thể loại sữa đó không phù hợp với bé. Đối với những trẻ hiếu động thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Trẻ lười uống nước dẫn đến thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây táo bón.

Với những trẻ ăn dặm sớm thì có thể các loại ngũ cốc như đậu, bột mỳ  là thủ phạm gây táo bón ở trẻ do hàm lượng chất xơ thấp. Trẻ bị sốt, ho, cảm cúm phải dùng đến thuốc kháng sinh để chữa trị cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón ở trẻ.

3. Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả tức thì

Cho bé tắm nước ấm

Khi bé khó chịu vì bị táo bón mẹ có thể cho bé ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần khiến cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Nước ấm giúp bé thư giãn cơ bụng, từ đó làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột.

Pha trà bạc hà loãng cho bé uống

Bố mẹ hâm nước nóng vừa phải. Sau đó, đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau khi ăn. Nước là yếu tố quan trọng bởi nó giúp kích thích khả năng đại tiện. Còn bạc hà có vị thanh mát tác dụng làm dịu dạ dày bé,  hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

Nước ép trái cây pha loãng với nước lọc

Hòa 15ml nước ép trái cây với 15ml nước lọc và cho bé uống 3 đến 4 lần xem kẽ giữa các bữa ăn của trẻ. Lưu ý nước trái cây chỉ dùng uống thêm chứ không thể thay thế khẩu phần ăn của bé. Không nên cho thêm đường bởi đường sẽ không làm cải thiện tình trạng táo bón của trẻ mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.

Những loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Ngoài ra tránh cho trẻ ăn các loại quả như mơ, đào và các quả chua như cam, bưởi, kiwi… vì chúng có thể gây kích thích dạ dày nhạy cảm của bé cũng như gây dị ứng.

Massage cho bé

Trong phòng ấm, mẹ hãy cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân của bé và bọc hậu môn bé lại nhưng không được cột tã vào người bé. Sau đó, bạn cầm chân của bé đẩy lên đẩy xuống như đạp xe đạp.

Nếu mẹ làm đúng thì bé sẽ giống như đang đạp một chiếc xe đạp vô hình. Phần mông của bé sẽ hơi nâng lên khỏi tã vải và nhẹ nhàng nghiêng về trái rồi lại nghiêng về phải khi mẹ đang thực hiện những động tác trên. Điều này sẽ kích thích bé thải ra phân táo dễ dàng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *