Tin tức

Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý

Đối với mỗi công trình xây dựng, một bộ phận cấu thành không thể thiếu là dầm bê tông cốt thép. Vậy dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý của chúng? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. 

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Trước khi tìm hiểu định nghĩa dầm bê tông cốt thép thì trước tiên cần nắm qua một số thông tin về dầm. Dầm không chỉ có dầm bê tông mà còn nhiều loại khác, vì vậy cần hiểu qua khái niệm chung về dầm. 

Dầm được hiểu là cấu kiện cơ bản nhất, là thanh chịu lực với chịu lực uốn là chủ yếu. Chúng thường được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng mang công dụng đỡ bản dầm tường, dầm nhà ở phía trên. 

Dầm được phân chia nhiều loại, mỗi loại sử dụng chất liệu khác nhau. KÍch thước dầm tương ứng với diện tích công trình nhà ở. 

Một số loại dầm phổ biến hiện nay là: dầm mái, dầm sàn, dầm cầu trục,.. Dựa vào chức năng thì dầm được phân chia là dầm chính và dầm phụ. 

Vậy dầm bê tông cốt thép là gì? 

Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện hợp thành từ 2 phần bao gồm bê tông và cốt thép. Hai vật liệu này sẽ kết hợp với nhau, bê tông bao ngoài bảo vệ cốt thép để tạo ra dầm bê tông. Thông thường chúng sẽ có dạng hình chữ nhật và hình vuông và được đặt ở những vị trí khác nhau. Kích thước của dầm cốt thép cũng phụ thuộc vào diện tích của công trình. 

Phần bê tông sẽ gồm có 3 thành phần là xi măng, cát và đá. Còn thép thường là sắt Fe, Cacbon C và một số nguyên tố hóa học khác.Tổng hợp lại, cấu tạo của dầm bê tông cốt thép sẽ bao gồm: xi măng, cát, đá, thép. 

Dầm bê tông cốt thép chủ yếu chịu uốn nhiều hơn chịu nén. Có thể nói, khả năng chịu nén thấp hơn gấp nhiều lần so với chịu uốn. 

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép 

Cốt thép sẽ bao gồm các thanh thép: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Mỗi dầm hợp thành bên trong có 4 cốt dọc tương ứng 4 góc của thanh dầm. Còn cốt xiên, cốt đai có hay không tùy thuộc vào mục đích chế tạo. 

Cốt thép dọc chịu lực sẽ sử dụng loại nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII với đường kính sẽ mang kích thước từ 12 – 40mm. Cốt đai có nhiệm vụ chịu lực ngang nên đường kính sẽ nhỏ tối thiểu là 4mm.

Lớp bảo vệ cốt thép Ao được tính từ khoảng cách của mép ngoài bê tông đến mép cốt thép. Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai còn Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Nhờ lớp bảo vệ mà thép bên trong không xảy ra tình trạng hoen rỉ. 

Còn khoảng cách thông thủy To được tính từ khoảng cách cốt thép này tới mép cốt thép kia, giúp bê tông khi đổ không bị kẹt đá. 

Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép là gì? 

Diễn biến hoạt động của dầm bê tông cốt thép lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại như sau: 

Lúc tải trọng vừa đủ ở mức khởi động thì dầm lúc đó sẽ còn nguyên vẹn. Nếu dầm tăng tải trọng thì tương ứng các khe nứt sẽ xuất hiện, thẳng góc với trục dầm ở đoạn dầm có mô men lớn và các khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa sẽ làm chỗ mang lực ngang lớn.

Khi tải trọng lớn quá sức chịu đựng thì dầm sẽ bị phá hoại hoặc tiết diện mang khe nứt thẳng góc hoặc tại tiết diện mang khe nứt nghiêng. 

Lúc đặt tải, độ võng của dầm tăng dần lên. Trạng thái giới hạn của dầm theo cường độ diễn tả bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc có thể theo tiết diện nghiêng. 

Dầm bê tông cốt thép là gì? Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho những nghi vấn của mình. Đồng thời cũng hiểu thêm về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của dầm BTCT. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *