Chiếc áo thun là món đồ thời trang không thể thiếu trong tủ đồ của mỗi người, từ người lớn để trẻ em, từ nam thanh đến nữ tú. Áo thun vừa đem đến sự tiện lợi cho mọi người nhưng cũng không kém phần thời trang và có thể thể hiện được mọi phong cách mà bạn mong muốn. Đặc biệt những hình in trên áo sẽ giúp bạn nổi bật hơn và bớt sự đơn điệu. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc cách làm khuôn in áo thế nào không? 

Xem thêm:

7 cách bảo quản áo phông in hình đơn giản

Cách cắm hoa trên bàn thờ đơn giản mà đẹp nhất

 

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Để làm khuôn in áo tại nhà, bạn cần chuẩn bị các vật liệu rất đơn giản và dễ kiếm 

  • Khung in áo, có thể chọn khung có chất liệu gỗ, nhôm vv.. 
  • Một tấm lụa chuyên dùng in áo mỏng
  • Keo chụp bản
  • Chất bắt sáng
  • Khay lên keo (máng keo)
  • Plastic film (phim nhựa dùng chụp bản).

Bạn có tìm mua các dụng cụ này tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ hội hoạ hoặc cửa hàng bán các dụng cụ chuyên về thời trang. Nếu ở xa thì bạn có thể đặt trên tiki hoặc shopee đều có sẵn, rất dễ mua. 

2. Tạo khung in áo

Bạn nên mua những loại khung sẵn chuyên dụng để in lụa để khỏi mất công làm hay lắp ráp. có thể chọn loại khuôn gỗ hoặc khuôn nhôm, tuy nhiên nên mua loại khung bằng nhôm để khi căng lụa khung giữ được lụa tốt nhất giúp hình in đẹp và chuẩn xác hơn.

Khung nhôm sẽ được căng lụa bằng máy và dán keo, nếu độ căng của lụa thì sợi lụa ngay ngắn và lụa lâu bị trùng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chất lượng hình ảnh sau in trên áo được ưng ý và đẹp mắt nhất. 

Một điều lưu ý khi mua khung in áo thun đó là bạn nên để khung lụa lên mặt bàn và kiểm tra kỹ các góc có vuông vức không, khi căng lụa có bị cập kê không và nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, cũng như mặt phẳng để đảm bảo chất lượng ảnh in. 

3. Đính lớp màng bằng lụa

Chọn loại lụa căng trên khung bạn nên sử dụng loại lụa 180 sợi/cm (~460 sợi/inch) màu trắng để có chất lượng hình in tốt hơn. Đặt tấm lụa lên khung in và cố gắng căng tấm lụa thành một mặt phẳng hoàn chỉnh, các góc khung không bị nhão hay dư thừa lụa sẽ khiến cho hình ảnh dễ bị mờ nhoè. 

4. Chuẩn bị film plastic để chụp bản khuôn lụa

Bạn lên ý tưởng, lựa chọn hình ảnh, chữ muốn in, chỉnh sửa theo sở thích sau đó in hình cần in qua phim nhựa (hoặc giấy scan).

5. Quét keo chụp bản lên bề mặt lưới

quét keo lên khuôn áo in

Keo chụp bản dùng trong phương pháp khuôn lụa in áo là hỗn hợp gồm keo PVA và  Bicromat. Keo PVA hiện có hai loại là có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), đây là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước. Ngược lại Bicromat là chất nhạy, được dùng ở dạng tinh thể, Khi kết hợp hai loại keo này với nhau rồi đem đi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không tan trong nước nữa. 

Quét lên bề mặt lưới một lớp hỗn hợp chụp bản này sau đó đem đi sấy cho keo thật khô, mặt keo đanh, bóng, lại rồi đem chuẩn bị đặt phim lụa lên. 

6. Đặt phim lụa lên bề mặt lưới

Đặt bản phim lụa đã được in xong vào áp sát lên bề mặt lưới rồi đè  lên trên bề mặt phim thêm một tấm kính để đảm bảo độ tiếp xúc tốt nhất của hình in lên lưới. 

7.Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim

Như đã nói, hỗn hợp keo chụp bản khi được chiếu sáng lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có hình ảnh hay chữ đã được in trên tấm phim trước đó, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng và không bị cô cứng.

8. Rửa sạch khuôn bằng nước

Những vùng keo sau khi bị chiếu sáng trở nên khô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới. Lúc này tấm lưới bị bít hết các ô. Những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị khô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên vải tương ứng như trên phim plastic ban đầu. 

Cách làm khuôn in áo thực tế không quá cầu kỳ khó khăn, tuy nhiên nó đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác trong từng công đoạn để có được thành phẩm chất lượng nhất. Trên đây chỉ là những kỹ năng cơ bản trong cách làm khuôn in áo. 

Nếu có đam mê với công việc này, bạn hãy thử đăng ký các khoá học in cơ bản để rèn luyện thêm cho mình nhiều kỹ năng và kiến thức chuẩn xác hơn nhé. 

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ in áo theo yêu cầu của khách hàng