Mô hình trồng rau trong nhà lưới

Đối với Việt Nam ta thì nông nghiệp là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy áp dụng công nghệ cao để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành nông nghiệp là hướng đi tất yếu. Nhưng có những mô hình nào vừa hiện đại mà dễ làm và quan trọng là không phải đầu tư quá nhiều vốn? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Những thách thức cấp bách cần được giải quyết

– Hiện nay nước ta vẫn đa phần canh tác nông nghiệp theo kiểu truyền thống dẫn đến việc khi thu hoạch nông sản có số lượng hoặc chất lượng không tốt. Hay khi nông sản có chất lượng tốt, được mua nhưng mất giá là tình trạng khá phổ biến.

– Hộ dân làm nông nghiệp diễn ra nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những yếu tố như thời tiết, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác. Đa phần nông dân đều bị thụ động trong tình huống này.

– Tầm nhìn của người nông dân còn hạn hẹp, tình trạng bị ép giá hay phá vỡ hợp đồng diễn ra khá nhiều. Chưa liên kết tối giữa chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm sau khi làm ra thường khó tìm đầu ra bởi ngoại hình và chất lượng không mấy bắt mắt…

Giải pháp cụ thể cho những vấn vẫn đề nêu trên

– Để giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định bằng nghề nông nghiệp, nhà nước nên có nhiều thể chế, chính sách để giúp người dân. Cụ thể đảng và nhà nước đã nghiên cứu và học hỏi các mô hình canh tác hiện đại từ nước ngoài để giúp người dân. Nghiên cứu khoa học tạo ra giống mới để giúp nông dân và người tiêu dùng có sản phẩm tốt nhất.

– Nông dân nên canh tác theo lối tập trung, liên kết để dễ canh tác và phát triển. Học hỏi công nghệ, đầu tư vốn hợp lý sẽ giúp người dân phát triển một cách bền vững. Những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm người nông dân nên áp dụng đúng quy cách, không nên vì lợi nhuận mà quên những tiêu chuẩn cần có. Không nên hủy hợp đồng đã ký giữa chừng vì một nhà thu mua nào đó trả giá cao hơn.

Một số mô hình trồng rau giúp nông nghiệp phát triển:

Mô hình trồng cây trong nhà kính

– Ưu điểm: Với mô hình này thì có thể liên kết nhiều hộ dân để có diện tích canh tác lớn, tiết kiệm chi phí. Mỗi nhà kính đạt chuẩn thường có diện tích từ 50 ha trở lên.

Mô hình trồng rau trong nhà kính

Với hệ thống giàn treo bằng innox, trần được làm bằng nilon, hệ thống giàn tưới và ánh sáng với nhiều ống nhỏ giúp tiết kiệm. Hệ thống quạt gió lớn giúp không khí bên trong luôn được lưu thông. Ánh sáng luôn được kiểm soát để cây có điều kiện tốt để phát triển.

Mô hình này giúp cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu nên cho năng suất cao và ổn định. Với ưu điểm có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm bên trong nên người nông dân có thể chủ động trong mọi trường hợp.

Hệ thống tưới, quạt mát tích hợp bên trong có thể hoàn toàn tự động. Khi mọi thứ đều tự động thì hệ thống tưới có thể được lập trình sẵn bởi máy tính thông minh. Sau đó khi đến giờ hoặc độ ẩm không ổn định thì máy tính sẽ tự động cân bằng lại mọi thứ.

– Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn, tuổi thọ của ống nước, hệ thống đèn… có thể có tuổi thọ không cao do có ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nếu máy tính có lỗi thì cây trồng có nguy cơ tổn hại rất lớn.

Mô hình trồng rau bằng nhà lưới

– Ưu điểm: Ở mô hình này về chi phí xây dựng sẽ bớt tốn kém hơn là nhà kính, nhà lưới có lợi ích to lớn là tránh côn trùng đẻ trứng hoặc ăn lá non. Vì vậy sẽ giảm được một khoản chi phí lớn từ thuốc trừ sâu giúp rau đảm bảo an toàn.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới

Không khí luôn thông thoáng để trồng rau quanh năm, mô hình dễ mở rộng và liên kết. Có thể chia nhà ra từng khoảng để trồng cây, giúp tránh lây truyền sâu bệnh nếu có. Ánh sáng có thể lọt qua khe lưới nên không cần bật đèn vào ban ngày, chỉ cần bật đèn vào buổi tối nếu thực sự cần thiết.

– Nhược điểm là việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm không tốt. Nhà lưới nhẹ, dễ bị bay nếu có gió to, nên buộc chắc chắn và dùng vật nặng để đè nén để giảm thiệt hại. Vì nhà làm bằng lưới nên khó có thể lắp giàn tưới, vì vậy vòi tưới có thể đặt ở các cột hay tự tưới bằng tay. Nên vẫn cần đến nhiều sức lao động bằng thủ công.

Bên cạnh những nhược điểm nói trên thì mô hình canh tác này vẫn đang được  khuyến khích sử dụng bởi nó có thể nâng cao chất lượng nông nghiệp. Nếu đẩy mạnh đầu tư thì hiệu quả mang lại lợi ích cho người nông dân là rất lớn. Người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng rau sạch.