Việc xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh bị cấm luôn là vấn đề được các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước quan tâm. Sau quá trình thu thập ý kiến và thảo luận tại Quốc hội, Luật Đầu tư năm 2020 đã được Quốc hội thông qua, trong đó đã bổ sung một ngành, nghề vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đó là ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ (thường được gọi là “đòi nợ thuê”).
Trước khi Luật Đầu tư năm 2020 được thông qua, đã có nhiều ý kiến trái chiều giữa các chuyên gia và cả trong các đại biểu Quốc hội về việc có nên cấm ngành, nghề đầu tư kinh doanh này hay không do quan điểm đánh giá tác động của nó đối với xã hội chưa đạt được sự thống nhất.
Trong thực tế cuộc sống hiện tại ai cũng hiểu rằng bản thân dịch vụ đòi nợ thuê không gây nguy hại cho xã hội nhưng điều mà nhiều người lo lắng chính là sự biến tướng của nó, hay nói một cách chính xác, là sự lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề này để tiến hành các hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật, mà trong đó nguy hại và phổ biến nhất là hành vi cưỡng đoạt tài sản của người bị cho là mắc nợ.
Cụ thể trong xã hội đã có sự xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ đòi nợ thuê đã không hiểu hay cố tình không hiểu những nguyên tắc cơ bản mà pháp luật đã quy định đối với cá nhân. tổ chức hành nghề đòi nợ thuê (nói cách khác là giải quyết quyền,nghĩa vụ tài sản với nhau).
I. Nguyên tắc thứ nhất:
Để giải quyết nợ, vấn đề cần phải giải quyết trước tiên là xác định xác định khoản nợ, tức là xác định nghĩa vụ tài sản của một bên đối với bên kia. Trường hợp các bên liên quan không thống nhất ý kiến hoặc thống nhất ý kiến nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tức là đã phát sinh tranh chấp, thì vụ việc phải được đưa ra Tòa án hoặc Trọng tài để phân xử. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều chủ nợ và người đòi nợ thuê đã làm thay Tòa án, Trọng tài.
II. Nguyên tắc thứ hai:
Khi xác định được nghĩa vụ trả nợ theo phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc Trọng tài mà người mắc nợ vẫn không tự giác thi hành nghĩa vụ thì chủ nợ muốn thu hồi nợ phải có đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tiến hành thủ tục cưỡng chế thi hành án. Đáng tiếc là trong thực tiễn, nhiều chủ nợ và người đòi nợ thuê đã làm thay cơ quan thi hành án.
Chính vì vậy việc cá nhân, tổ chức không có chức năng và quyền hạn cưỡng chế mà lại sử dụng các biện pháp cưỡng ép người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản. Thì hành vi này được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay nói cách chính xác đó là hành vi cưỡng đoạt hoặc cướp tài sản của người khác.
Vậy tại sao việc cá nhận, tổ chức vẫn lợi dụng điều này mà núp bóng dưới hình thức đòi nợ thuê và trong thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nợ gây nhức nhối trong xã hội trong những năm vừa qua.
Chính vì điều này các cơ quan quản lý đã đề xuất với Quốc hội thông qua và chấp thuận với giải pháp là cấm ngành, nghề kinh doanh đòi nợ thuê bằng LĐT 2020. Đây được cho là giải pháp hiệu quả nhất đề giải quyết những khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý những cá nhân, tổ chức hành nghề đòi nợ thuê.
Như vậy việc LĐT 2020 đã có quy định mới liên quan đến một số ngành, nghề bị cấm đầu tư cụ thể bài viết trên làm sáng tỏ về ngành nghề mà bấy lâu nay nó khá nhạy cảm liên quan đến tài chính “đòi nợ thuê” đã gây không ít bàn tán và liên đới tới nhiều hậu quả tiêu cực cho người dân ( người bị nợ) thì nay pháp luật đã cấm để ngăn chặn những hậu quả cũng như những hành vi vi phạm pháp luật lợi dụng luật pháp để núp bóng dưới nhiêu hình thức trá hình khác nhau.
>>Tài liệu tham khảo tại ấn phẩm của trung tâm trọng tài quốc tế VIAC Việt Nam
>>Con dấu và những bất cập trong quá trình sử dụng
>>34 NĐ mới về xử phạt hành chính