Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bởi khi này hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Tiêu chảy khiến bé mệt mỏi vì mất nước trầm trọng. Điều này khá nguy hiểm bởi cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị khô kiệt nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Vậy thì trẻ bị tiêu chảy ăn gì để nhanh khỏi và dễ tiêu hóa.
1. Cách chọn thực phẩm và chế biến cho trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, các loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyên dùng là: gạo, mỳ, bánh mỳ, bánh yến mạch, khoai tây, những thực phẩm giàu protein như thịt đỏ(lợn, gà, bò), trứng, cá… Đây là nguồn thực phẩm giúp bổ sung năng lượng và giúp trẻ lấy lại sức khi đi đại tiện quá nhiều.
Tuy nhiên những loại thực phẩm này nên được làm nhuyễn cho trẻ, tránh cho trẻ ăn thức ăn quá thô, cứng. Điển hình nhất đó là các món cháo kết hợp với thịt và rau như cháo cà rốt thịt nạc ô mai, cháo rau sam, cháo gừng thịt heo…
Trong quá trình chế biến, cũng nên cho thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của trẻ. Thức ăn bên cạnh việc nấu mềm nhuyễn thì sau khi nấu nên cho trẻ ăn luôn chứ không để ở ngoài quá lâu, tránh nguy cơ bị nhiễm bẩn do ruồi hay các côn trùng khác gây ra.
2. Biết cách chọn các thực phẩm có chất xơ
Xơ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn nhưng nên tránh các loại thực phẩm có quá nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (rau muống, rau cải), tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô…) gây khó tiêu.
Tránh bổ sung các loại rau: như rau muống, rau cải là hai loại rau khi cho trẻ ăn sẽ kích thích đường ruột thải ra nhanh hơn, làm bệnh của bé nặng hơn và có thể gây ra hiện tượng đi tiêu phân sống. Tốt hơn hết là nên bổ sung nhiều các loại rau như cà rốt, đậu xanh, nấm, củ cải đường, măng tây, bí…kết hợp trong khẩu phần ăn của trẻ.
Nên ép thành nước các loại hoa quả cho bé uống: như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ, ổi, hồng xiêm… để tăng lượng kali. Các loại trái cây này vừa bổ sung nước vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Chuối là hoa quả rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phân bé đặc hơn, giảm mất nước.
Không nên cho trẻ uống nước trái cây từ quả anh đào, mơ, lê, nước ép từ mận hay mận khô. Táo tốt cho việc hạn chế tiêu chảy nhưng nước táo ép lại chứa một loại đường tự nhiên làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
3. Bé bị tiêu chảy không nên sử dụng sữa bò tươi
Tuyệt đối không nên cho trẻ uống sữa bò và sử dụng các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua) khi trẻ bị tiêu chảy bởi sữa bò gây sinh khí, đầy hơi. Vậy nên sử dụng sữa chua, sữa đậu nành cho bé. Cần chú ý nhãn hiệu, hạn sử dụng và cơ sở sản xuất. Hoặc trong thời gian còn bú sữa mẹ thì tốt nhất nên dùng sữa mẹ.
Lưu ý: không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm hay nước uống công nghiệp chứa ga và quá nhiều đường.
4. Trị tiêu chảy bằng mẹo ăn dân gian.
Trong khẩu phần ăn của bé hãy bổ sung ổi xanh hoặc búp lá ổi non kẹp với vỏ quýt, gừng sắc nước uống. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau bụng, đi ngoài. Ổi chứa liều lượng tanin cao có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả.
Trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ vẫn nên cho trẻ bú mẹ bình thường, thậm chí phải tăng số lần và liều lượng bởi sữa mẹ giúp trẻ giảm thiểu tối đa tình trạng tiêu chảy (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi). Chú ý, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bé bú.
Khi bé bị tiêu chảy bạn nên chú ý vào khẩu phẩn ăn của bé. Trên đây là 1 số khẩu phần ăn cơ bản bạn có thể tham khảo thêm các bác sĩ. Và nếu bé lâu ngày không khỏi hoặc có các triệu chứng nặng hơn cần mang bé tới các cơ sở y tế để chữa trị.