Ắc quy xe nâng được ví như “trái tim” của xe với vai trò quan trọng trong việc tích trữ điện năng. Thời gian hoạt động của ắc quy sẽ quyết định phần lớn thời gian và hiệu suất làm việc của xe nâng điện.

Vậy, bao lâu thì nên thay ắc quy 1 lần, thay ắc quy xe nâng đúng cách như thế nào và bạn cần lưu ý những gì khi thực hiện? Hãy cùng tham khảo bài viết này để được giải đáp chính xác.

Bao lâu thì nên thay ắc quy xe nâng 1 lần?

Phần lớn các ắc quy sử dụng cho xe nâng điện là ắc quy chì, chúng được chia thành hai loại gồm ắc quy nước và ắc quy khô. Trong đó, ắc quy nước có thể bảo dưỡng bằng cách đổ thêm nước, còn ắc quy khô không cần bảo dưỡng, dùng một lần cho đến khi hết điện.

Thời gian vận hành của xe nâng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dòng điện sử dụng và dung lượng của ắc quy. Thông thường, các dòng ắc quy xe nâng trên thị trường có thời gian hoạt động kéo dài khoảng 6 – 8 giờ. Theo đó, một chu trình bảo dưỡng định kỳ cho xe nâng sẽ dao động từ 2 – 4 tháng tùy vào tần suất sử dụng nhiều hay ít. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay dung dịch của ắc quy khi bảo dưỡng.

Thay ắc quy xe nâng đúng cách như thế nào?

Bên cạnh việc sử dụng khoa học thì hiểu đúng về cách thay ắc quy xe nâng cũng là yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dùng trong suốt quá trình vận hành. Cách thay ắc quy xe nâng cũng khá đơn giản, về cơ bản bao gồm các bước sau:

  • Tháo cụm ắc quy ra khỏi xe.
  • Vệ sinh các cực ắc quy.
  • Kiểm tra tổng thể và tình trạng dung dịch bình ắc quy.
  • Lắp ắc quy vào xe như ban đầu.

Lưu ý khi thay ắc quy xe nâng

Ắc quy đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ điện năng, khởi động máy và hệ thống đèn cũng như cung cấp năng lượng giúp khởi động động cơ, đảm bảo quá trình vận hành được diễn ra trơn tru hơn. Cách thay ắc quy xe nâng tuy đơn giản nhưng cũng yêu cầu người thực hiện nắm rõ kỹ thuật và những lưu ý nhất định để hoạt động an toàn, tăng tuổi thọ của xe.

Về dung lượng ắc quy, dung lượng là thông số thể hiện ắc quy tích trữ bao nhiêu điện năng, được tính bằng Ah (Ampe giờ). Bạn phải chọn đúng loại ắc quy để cung cấp điện áp phù hợp, tránh trường hợp hư hỏng do chênh lệch điện áp.

Về dòng khởi động nguội, dòng khởi động nguội được hiểu là cường độ dòng điện tối đa mà ắc quy có khả năng cung cấp trong 30 giây ở 0 độ C với điện áp đạt mức tối thiểu 1,2V. Thông thường, dòng khởi động nguội của ắc quy dao động từ 150 – 800 Ampe, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho xe khi vận hành.

Về kích thước ắc quy, bên cạnh việc quan tâm đến công suất hoạt động thì bạn cũng nên lựa chọn bình có kích thước phù hợp với vị trí đặt trên xe.

Ngoài ra, bạn cũng tránh mang nhẫn, vòng tay, đồng hồ hoặc dây chuyền khi đang thay ắc quy để tránh xảy ra tình trạng ngắn mạch, dòng điện cao chạy qua có thể khiến bạn bị bỏng nặng rất nguy hiểm.

Với thiết kế tiện lợi, sử dụng linh hoạt và thân thiện với môi trường, xe nâng ngày càng được người dùng Việt ưa chuộng sử dụng hơn. Hy vọng những thông tin chia sẻ về thời gian thay ắc quy xe nâng, cách thực hiện cũng như những lưu ý trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

– Một Số Lỗi Hư Hỏng Thường Gặp Của Hệ Thống Phanh Xe Nâng

– Ắc Quy Lithium Là Gì Và Nguyên Lý Hoạt Động