Tin tức

Giải pháp chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong ngôi nhà triệt để

Ngoài tác động của các yếu tố tự nhiên như mưa bão, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt,… cũng gây ảnh hưởng đến độ bền công trình của bạn. Nhằm bảo vệ kết cấu, tăng tuổi thọ cho công trình, bạn cần chú trọng xử lý triệt để công đoạn chống thấm dột. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp chống thấm cho khu vực ẩm ướt mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng tham khảo nhé!

1.  Những khu vực thường xuyên bị ẩm

Khu vực ẩm ướt là những khu vực thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp từ nước như khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, khu bể bơi,…. Đây là những khu vực thiết yếu trong mỗi gia đình, vì vậy khi xảy ra tình trạng thấm nước, hỏng hóc sẽ gây nhiều rắc rối cho gia đình bạn. Do đó, với những khu vực như vậy yêu cầu phải sử dụng các vật liệu chống thấm cao cấp nhằm hạn chế tối đa việc thấm dột, ngấm nước.

chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong nhà

2. Các giải pháp chống thấm cho khu vực ẩm ướ

2.1 Chống thấm tường

a. Chống thấm tường bằng Sika

● Ưu điểm:

Sika Latex là một trong những chất chống thấm được sử dụng rộng rãi hiện nay để chống thấm khu vực ẩm ướt vì những ưu điểm:

– Có thể thi công chống thấm một cách dễ dàng.

– Có khả năng bám dính tương đối tốt.

– Ngăn nước thấm vào kết cấu bề mặt hiệu quả.

● Quy trình thực hiện chống thấm

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và bề mặt thi công

– Bước 2: Thi công lớp lót Sikaproof Membrane cho bề mặt.

– bước 3: Sau khi lớp lót đã khô (khoảng từ 4-5 tiếng) thì thi công 3 lớp Sikaproof Membrane, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 giờ.
– Bước 4: Tiến hành thi công 2 lớp kết nối Sika Latex.

chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong nhà hình 2

b. Chống thấm tường bằng sơn chống thấm:

● Ưu điểm:

– Các bước thi công đơn giản, có thể tự thực hiện được.

– Mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình của bạn.

– Ngoài khả năng chống thấm, loại sơn này còn có tác dụng chống nắng, hay chống ẩm mốc, rong rêu…
● Các bước thi công:

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ và làm phẳng bề mặt tường.

– Bước 2: Trám trét những khe hở, vết nứt.

– Bước 3: Tiến hành sơn 2 lớp sơn chống thấm (mỗi lớp cách nhau khoảng 2 giờ).

– Bước 4: Kiểm tra lại hiệu quả chống thấm bằng nước rồi nghiệm thu.

chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong nhà hình 3

>> Xem thêm: Bảng giá sơn chống thấm mới nhất, liên tục cập nhật

2.2 Chống thấm sàn

a. Chống thấm sàn bằng gạch chống thấm

● Ưu điểm:

– Ngoài khả năng chống thấm, loại gạch này còn chống nấm mốc, chống rong rêu, ố vàng.

– Có thể dọn dẹp, vệ sinh một cách nhanh chóng.

– Tương đối bền theo thời gian.

– Mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

● Các bước thi công:

– Bước 1: Cần đảm bảo bề mặt thi công được làm sạch kỹ càng và bằng phẳng.

– Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiến hành thi công: gạch chống thấm, xi măng, bay, nước, cát,…

– Bước 3: Trộn vữa với xi măng để làm lớp kết dính giữa sàn và gạch chống thấm. Sau đó tiến hành trét vữa.

– Bước 4: Sau đó ốp gạch lần lượt từ trong ra ngoài, ốp sao cho thẳng hàng, chắc chắn.

– Bước 5: Thực hiện tra mạch gạch và hoàn thiện toàn bộ bề mặt.

chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong nhà hình 4

b. Chống thấm sàn khu vực ẩm ướt bằng nhựa đường

● Ưu điểm:
– Có khả năng bám dính mạnh, thích hợp với điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta.
– Chịu được áp lực nặng từ nước.
– Khả năng chống thấm cao, bảo vệ kết cấu khỏi nước xâm nhập.
– An toàn, không độc hại với người tiêu dùng và môi trường.

● Các bước thi công:

– Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm.

– Bước 2: Đun sôi nhựa đường rồi sử dụng con lăn để quét toàn bộ lớp nhựa đường lên bề mặt.

– Bước 3: Ngâm thử với nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm rồi nghiệm thu công trình.

chống thấm cho khu vực ẩm ướt trong nhà hình 5

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống thấm cho khu vực ẩm ướt. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *