Blog,  Công nghệ,  Tin tức

Nghiên cứu quy trình triển khai dự án kho thông minh mới nhất 2024

Thiết kế một hệ thống kho thông minh có tính ứng dụng cao cho doanh nghiệp là một bài toán không dễ dàng, kho thông minh ở Việt Nam đang trở nên phổ biến, để đáp ứng được cần đảm bảo các yếu tố về công năng sử dụng, hiệu suất cũng như khả năng tích hợp các công nghệ kho hiện nay.

Để tạo nên một hệ thống kho chuyên nghiệp cần những chuyên gia thiết kế, lắp đặt giàu kinh nghiệm bởi xây dựng một nhà kho thông minh cần một quá trình nghiên cứu quy trình triển khai dự án kho thông minh thật sự phù hợp với những khả năng cải tiến hoặc xây dựng mới của từng doanh nghiệp. Đến với một doanh nghiệp tư vấn uy tín khách hàng có thể nhận được những quy trình sau:

Bước 1: Tư vấn giải pháp.

Đây là bước đầu tiên khi một doanh nghiệp đặt yêu cầu được nhà cung cấp giải pháp  tiếp nhận, nhằm thu thập thông tin nhu cầu của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên kinh doanh phân tích cơ sở nhu cầu, tư vấn phương án thiết kế, khảo sát vị trí đặt hàng kho và cung cấp các giải pháp thích hợp. Từ đó có những khởi đầu tốt đẹp cho những giải pháp kho trong tương lai.

Bước 2: Lên thiết kế, thống nhất phương án

Sau khi đạt được thỏa thuận giữa hai bên nhà cung cấp giải pháp kho sẻ tiến hành thiết kế layout, lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau đó có sự tham gia của đội ngũ kỹ thuật, lên mô phỏng mô hình kho tổng quan để khách hàng có thể dễ hình dung ra quy trình hoạt động của kho. Sau khi trao đổi điều chỉnh, sẻ đi đến thống nhất phương án. nào tối ưu cho mức chi phí đầu từ hợp lý cho doanh nghiệp.

Bước 3: Sản xuất, lắp đặt.

Hiện thực hóa mô hình kho thông minh từ bản vẽ ra dự án thực tế, tiến hành sản xuất và lắp đặt theo layout, có vai trò quan trong trong chất lượng hệ thống kho sẽ bao gồm các công việc:

  • Gia công tại nhà cung cấp

  • Xử lý không gian kho khách hàng 

  • Lắp đặt cụm chi tiết theo bản vẽ

  • Nghiệm thu theo bản thiết kế

Trong toàn bộ quá trình mỗi bước đều rất quan trọng, mỗi khâu đều thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Kết nối và chạy thử

Sau khi hoàn thành về mặt mô hình kho hoàn chính, đưa vào các công nghệ hỗ trợ như robot vận chuyển hàng hóa( AGV), robot kéo, robot bốc xếp hàng hóa, robot lấy hàng trên kệ ( robot shuttle)

Test từng bộ phận trơn tru và kết nội chúng với nhau và tiến hành chạy thử toàn hệ thống kho, xem xét vấn đề ổn định quá trình vận hành, phân tích và báo cáo theo thời gian thực.

Bước 5: Đào tạo hướng dẫn vận hành

Vận hành nhà kho thông minh khác với kho thường, nhân viên phải kiểm đếm sản phẩm bằng tay, lấy hàng bằng tay, phân tích báo cáo bằng thông số kiếm đếm. Nhưng khi sử dụng nhà kho thông minh công việc này đều do hệ thống điều khiển công nghệ cao, điều đó đào tạo nhân sự vận hành kho là điều bắt buộc.

  • Đào tạo ở công đoạn nhập – xuất hàng hóa
  • Đào tạo bộ phận điều khiển trung tâm
  • Đào tạo nguyên tắc an toàn kho
  • Đào tạo sử dụng các công nghệ hỗ trợ: robot di chuyển – kéo – xếp hoặc dỡ hàng hóa.

Bước 6: Hỗ trợ sau bán hàng.

Hệ thống nhà kho thông minh được đầu tư với chiến lược phát triển dài hạn trong nhiều năm, với khối lượng lưu trữ lớn việc trong quá trình đi vào sử dụng không thể tránh khỏi những trục trặc phát sinh. Nhà cung cấp phải luôn sẵn sàng tiếp nhận xử lý bảo trì nhanh chóng là điều bắt buộc. Bởi mỗi giây dừng hoạt động của kho gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, nên việc sử dụng các nhà cung cấp giải pháp kho thông minh trong nước được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn nhiều bởi đặc tính hỗ trợ kịp thời nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *