Cây sấu có tên khoa học là Dracontomelon dupereanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây sấu là loại cây xanh công trình, là cây gỗ lớn và thường có ở miền bắc nước ta. Sấu sống lâu năm là cây thường xanh có tán rộng, được trồng như là loại cây xanh cho bóng mát ở các khu công nghiệp, khu đô thị, biệt thự…. Hiện nay vẫn còn những cây sấu 1000 năm tuổi ở các khu rừng nguyên sinh tại Cúc Phương ( Ninh Bình), hoặc ở hồ Ba Bể ( Bắc Cạn). Sấu được trồng phổ biến ở các công trình lớn vì vừa có thể làm che mát vừa có thể cho quả ăn lại không ảnh hưởng đến nguồn nước và đặc biệt là cây khá dễ tính, phù hợp với hầu hết các loại đất trồng.

Cây Sấu trồng đô thị là cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 20 – 30 mét, đường kính khoảng 30 – 80 cm. Cây sấu có vỏ cây màu xám nâu, nháp, thịt màu đỏ và có dịch mủ. Tán dây màu xanh thẫm, gốc có bạnh bè lớn. Cành non thì có lông mềm. Lá sấu thì có màu xanh lục lúc còn non, khi già thì chuyển sang màu vàng hay đỏ trước khi rụng. Lá cây mọc kép 3 lá chét, dài khoảng 30 – 60 cm, có lông nhung, cuống lá dài khoảng 20 – 25 cm, lá chét hình trứng hay hình rộng mác, gốc tù hay tròn và đầu nhọn, lá bên nhỏ hơn lá chét giữa.

Hoa sấu thì mọc theo chùm, chiều dài khoảng 25 cm, gồm nhiều xim, mỗi xim từ 2 – 3 hoa nhỏ, có màu xanh vàng xếp từng đôi. Hoa có đài hợp, hình chén, bên ngoài có lông, trên đầu có 5 răng tròn, 5 cánh hoa thuôn. Nhị hoa 10 hợp thành ống, bao phấn hình trái xoan. Quả hình cầu, tròn, có đường kính khoảng 6cm, hơi bị ép có mũi nhọn cứng ở đầu và có lông. Quả sấu có vị chua. Vỏ sấu có thịt nạc, hạch bên trong cứng và hạt có màu nâu, nhẵn.

Cây sấu có khả năng chịu hạn tốt và ưa sáng, ở vùng có khí hâu khô hạn thì cây vẫn phát triển bình thường. Nhưng cây phát triển tốt nhất trên các loại đất sét và đất sét pha cát. Gỗ sấu cứng nên được sử trong xây dựng, làm mộc nội thất…. Quả sấu mang lại nhiều lợi ích về kinh tế  nhất. Vào mùa, quả sấu được bán nhiều ở chợ, trên đường đi chủ yếu nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Vì chúng có giá rẻ nên rất dễ mua, khi còn xanh quả thường được các bà nội trợ dùng nấu canh hay ngâm làm nước uống rất tốt. Quả chín dùng làm ô mai sấu, sấu giầm,… Các món ăn chế biến từ sấu được chị em phụ nữ rất ưa chuộng.

Về đông y, quả sấu có thể dùng trị ho, tiêu đờm, trị nhiều bệnh chứng như miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, giải rượu, bị nổi mẫn, ngứa, trị phong độc nổi khắp người… Ngoài ra lá sấu nấu lấy nước rửa chữa mụn loét hoại tử.

Cây sấu hiện nay là loài cây trồng công trình không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam ta. Đặc biệt miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Ở Hà Nội không khó để có thể nhìn thấy câu sấu trên vỉa hè, cây sấu có tán to nên che năng cho cả một khoảng phố.

Xem thêm: